Table of Contents
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng, chăm sóc đúng cách và hợp lý, mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận hơn vì sức khỏe cũng như sức đề kháng, khả năng miễn dịch của bé còn yếu. Đặc biệt, đối với các mẹ lần đầu chăm con thì thực sự là có nhiều bỡ ngỡ, và gặp phải một số khó khăn nhất định. Nhưng các mẹ yên tâm, bởi có caubinhan.com ở bên cạnh, chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh hữu ích cho các mẹ.
Các mẹ tham khảo 5 kinh nghiệm hữu ích và vô cùng cần thiết cho các mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây:
Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cho bé bú như thế nào?
1. Chăm sóc trẻ sơ sinh: cách cho trẻ bú mẹ
Sau khi sinh con thì các mẹ nên cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, đặc biệt bé được bú sữa non cự kỳ “quý giá” của mẹ. Đồng thời việc nuôi con bú cũng kích thích được nguồn sữa về, bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng: “Các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể cho bé chống lại các mầm bệnh và virut.”
Hướng dẫn các mẹ cách cho con bú đúng tư thế: đầu, vai, thân bé thẳng hàng, bụng của trẻ áp sát vào bụng mẹ, khi bú bé sẽ ngậm cả đầu vú của mẹ.
Sau khi cho trẻ bú xong, mẹ nên bế bé một lúc và vỗ ợ hơi cho con sau đó mới đặt con nằm, để tránh con bị sặc.
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh: giữ ấm cho con
Trẻ sơ sinh nên được giữ ấm một cách tốt nhất, mẹ nên giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ sơ sinh. Đảm bảo không gian phòng ngủ cho bé không quá nóng, không quá lạnh, không bị gió lùa, ngay cả quần áo cũng nên đủ ấm và mặc mát nếu vào mùa hè. Luôn theo dõi thân nhiệt của bé bằng cách sờ vào tay hoặc chân bé.
Mùa đông các mẹ nên mặc quần áo thấm hút mồ hôi cho bé, tránh mặc quần áo quà dày, bí vì các mẹ hay ra mồ hôi trộm. Nên các mẹ để ý để các bé không bị cảm lạnh nhé. Với những bé hay bị mồ hôi trộm mẹ nên lót một chiếc khăn xô nhỏ vào phía áo sau lưng bé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh: Mẹ cần vệ sinh rốn
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh: mẹ cần vệ sinh rốn
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt thời gian đầu bé chưa rụng rốn mẹ cần chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé, để tránh gây nhiễm trùng. Mẹ nên vệ sinh hàng ngày rốn cho bé bằng nước muối sinh lý. Luôn đảm bảo rốn của bé luôn khô ráo và thoáng khí. Khoảng 7 – 15 ngày trẻ sẽ rụng rốn.
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh: một giấc ngủ sâu
Bé cần có một giấc ngủ thật tuyệt vời, việc bé ngủ sẽ giúp sức khỏe của bé phát triển tốt. Đối với trẻ sơ sinh, thời kì đầu bé ngủ rất nhiều khoảng 16 – 20 tiếng và thường bé sẽ ngủ cả ngày lẫn đêm.
Một giấc ngủ dài của bé có thể từ 4 – 5 tiếng. Khi ngủ các mẹ cũng hay bị vặn mình cho nên mẹ cũng có thể sử dụng gối chẹn, chẹn vào hai bên, đắp một lớp chăn mỏng cho con.
5. Vệ sinh hàng ngày cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh: Tắm cho bé đúng cách
Với trẻ sơ sinh mẹ nên tắm hàng ngày cho bé, khi tắm nên tắm trong phòng kín gió. Đặc biêt, sử dụng sữa tắm và dầu gội là các sản phẩm của trẻ sơ sinh.
Nếu sinh bé vào mùa đông, mẹ nên sắm thêm đèn sưởi, quạt sưởi, hoặc điều hòa hai chiều để làm ấm phòng cho trẻ khi tắm.
Khi tắm mẹ nên chú ý lau sạch các vùng dễ gây mùi cho trẻ, đặc biệt là hăm đó như: nách, cổ, bẹn, hậu môn. Nên gội đầu cho bé trước khi sau đó lau khô bằng khăn sạch, rồi mới tắm cho bé. Để giữ ấm cơ thể cho bé, mẹ có thể cho thêm vài giọt dầu tràm vào nước tắm hoặc sau khi tắm xong nên bôi dầu tràm vào lòng bàn chân và ngực cho trẻ.
Mỗi lần bé đi tiểu hoặc đại tiện, mẹ nên lấy nước ấm sau đó lấy khăn sạch lau nhẹ nhàng và thay tã cho bé. Các mẹ nên vệ sinh kỹ cho con và chọn loại bỉm an toàn để bé không bị hăm.
Nếu khi bé bị hăm mẹ nên rửa sạch vùng kín cho bé bằng nước lá chè xanh sau đó bôi kem hăm và thay ngay loại bỉm khác.
Các mẹ nên cắt móng tay cho bé thường xuyên vì móng tay của các bé rất nhanh dài để tránh các bé cào xước vào mặt mẹ khi bú. Mẹ cũng nên lau rửa tay thường xuyên cho bé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh: vệ sinh mắt cho bé
Mắt của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Rất nhiều bé mới sinh ra mắt thường có nhiều gỉ, mắt bị sưng, lông mi bị dính vào buổi sáng, khiến cho trẻ khó chịu và rất khó khăn khi mở mắt.
Vì vậy mà mẹ cần nhỏ nước muối hàng ngày cho trẻ. Mẹ nên rửa tay thật sạch sau đó nhỏ 1- 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mắt của trẻ. Rồi dùng bông y tế sạch lau nhẹ nhàng từ khóe mắt ra ngoài.
Ngày mẹ có thể nhỏ mắt cho bé bằng nước muối 1-2 lần/ ngày. Lưu ý khi rửa mẹ cần phải tuyệt đối nhẹ tay, không được cố gắng lấy gỉ mắt ra, sẽ làm mắt bé bị đỏ và gây đau mắt.
Nếu tình trạng mắt bé không đỡ mà vẫn nhiều gỉ và sưng tấy thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để bác sĩ cho thuốc nhỏ phù hợp.
Vệ sinh tai sai cách có thể khiến cho trẻ bị thủng màng nhĩ, viêm tai rất nguy hiểm. Hàng ngày mẹ chỉ cần lấy khăn sạch lau bên trong và bên ngoài vành tai bằng nước ấm. Nên nhớ không được vệ sinh sâu bên trong tai trẻ vì có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, làm thủng màng nhĩ…
Bị nghẹt mũi, thở khò kè, nhất là những bé sinh mổ, nước ối có thể chảy vào mũi bé làm cho bé bị khò khè mũi lúc mới sinh. Đồng thời khoang mũi của trẻ ngắn và nhỏ, đường mũi lại hẹp khả năng thích ứng còn kém chỉ bị hơi lạnh một chút cũng khiến cho trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi.
Vì vậy mẹ cần nhỏ mũi hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý. Những bé bị sổ mũi thì mẹ cần làm sạch dịch nhày mũi cho trẻ. Mẹ có thể hút mũi cho bé rồi nhỏ nước muối sinh lý.
Đối với trẻ sơ sinh nếu miệng của bé không được vệ sinh hàng ngày sẽ khiến trẻ có thể bị nấm miệng, gây biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng. Nên mẹ cần vệ sinh cho bé theo các bước sau:
Chuẩn bị: 1 cốc nước ấm hoặc 1 cốc nước muối sinh lý đã được ngâm ấm. 1 chiếc khăn sạch hoặc gạc rơ lưỡi.
Trước khi làm mẹ cần rửa tay thật sạch, sau đó sỏ gạc rơ lưới vào ngón tay trỏ nhúng vào cốc nước ấm, vắt bớt nước, rồi đưa vào miệng trẻ. Làm sạch 2 bên vòng miệng trước rồi đến lưỡi. Mẹ nên làm 2 lần trên ngày vào buổi sáng và buổi tối.
Lưu ý: trẻ dưới 1 tuổi không nên tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong.
Tóm lại, bài viết tổng hợp lại 5 kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh quan trọng nhất cho mẹ lần đầu bỡ ngỡ nuôi dạy con, bài viết giúp các mẹ có quá trình chăm sóc bé được tốt hơn, phát triển tốt nhất.