Chủ đề 4: Các phép tính với phân số
Chủ đề 5: Biểu đồ
Chủ đề 6: Đại lượng và đo đại lượng
Chủ đề 7: Các yếu tố hình học
Chủ đề 8: Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng
Chủ đề 9: Giải bài toán có lời văn
Chủ đề 10: Một số dạng bài ôn tập, kiểm tra
Nội dung chính ở Phần thứ nhất của cuốn sách là giúp GV quán triệt tinh
thần dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, tự học
có hướng dẫn của HS. Trong mỗi bài học, từng đơn vị kiến thức, kĩ năng cơ bản
tối thiểu được lấy làm nền tảng để xác định các hoạt động học tập tương thích,
phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Đồng thời, khuyến khích GV tổ chức
quá trình dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá phát hiện của
HS (qui trình 5 bước giảng dạy). Cách dạy học này đòi hỏi GV thiết kế, đạo
diễn các hoạt động học tập để giúp HS tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến
thức và sử dụng kiến thức, tránh lối ‘đọc’ cho HS ‘chép’, hoặc thuyết giảng theo
kiểu “áp đặt”. Tuy nhiên GV cần chú ý tới phần “ toát yếu kiến thức “ (thường
được đặt trong khung tô màu xanh). Phần này chứa một tổng kết (hoặc tiểu kết)
ngắn về kiến thức hoặc kĩ năng thực hành mà HS cần ghi nhận và các em có thể
tái hiện lại một cách nhanh chóng, tích cực khi cần thiết phải sử dụng đến
những kiến thức này.
Ngoài ra, tài liệu cũng đề cập đến qui trình tổ chức cho HS tự học trong
tiến trình thực hiện một bài học thông qua các Hoạt động cơ bản, Hoạt động
thực hành và Hoạt động ứng dụng . Để HS dễ nhớ, dễ vận dụng và thuận tiện
cho GV trong tổ chức hoạt động tự học của HS, chúng tôi gợi ý một quy trình
gồm 10 bước học tập cụ thể (qui trình 10 bước học tập) .
Với một quá trình dạy học đòi hỏi phải có những chuyển biến như vậy,
vấn đề đánh giá kết quả học tập của HS cũng cần được đổi mới. Phương hướng
đổi mới cơ bản là: chuyển trọng tâm từ đánh giá “kết thúc”, đánh giá “tổng kết”
sang việc coi trọng đánh giá theo “từng phần”, đánh giá theo “tiến trình”;
chuyển trọng tâm từ việc đánh giá bằng cách cho “điểm số” sang việc đánh giá
bằng “nhận xét”, bằng việc “đo tiến độ”, đo hiệu quả công việc và năng lực thực
hành của HS. Lôi cuốn, khuyến khích HS tham gia vào quá trình đánh giá và tự
đánh giá.
Trên cơ sở theo dõi thường xuyên hoạt động của HS. Giáo viên đánh giá
HS theo 3 mức độ: A+ , A và B, tùy theo mức độ tự giác, tích cực tham gia hoạt
động học; chủ động chia sẻ với bạn bè; hoàn thành yêu cầu của các hoạt động
cơ bản, hoạt động thực hành trong bài học.