Table of Contents
Mang thai con đầu lòng đó là tất cả những gì mẹ vẫn bỡ ngỡ và mơ hồ, nhưng mẹ vẫn chờ ngày chuẩn bị sinh con ra, chào đón con đến với thế giới của mẹ. Khá nhiều mẹ đang thắc mắc với vô vàn câu hỏi là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh đối với con đầu lòng là thời điểm nào? Mang thai con đầu lòng bao nhiều tuần được coi là “đủ tháng” thì sinh hoặc bé không bị sinh non?
Ở bài viết trước, chúng tôi có đề cập đến ““Xin kinh nghiệm” dấu hiệu sắp sinh con so nào các mẹ?” cũng đã nêu rõ các dấu hiệu sắp sinh của bé. Bài viết lần này, việc đề cập thẳng tới vấn đề giải quyết câu hỏi như thế nào không được coi là sinh non đối với con so?
Mang thai con đầu lòng bao nhiêu tuần thì sinh
Mang thai con đầu lòng bao nhiêu tuần được coi là “đủ tháng”
Thường các cụ xưa vẫn nói “9 tháng 10 ngày” thì sinh, nhưng đối với mỗi mẹ thì lại có lịch dự kiến khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và cũng như là chu kỳ kinh nguyệt mà bác sĩ có thể dự đoán được ngày sắp sinh của mẹ. Bác sĩ thường khuyên rằng: Kể từ tuần thứ 36 trở đi không bị coi là sinh sớm nên các mẹ hoàn toàn yên tâm nhé. Vì thường sinh con đầu lòng thường sinh sớm hơn lịch sinh dự kiến từ 1- 2 tuần.
Dấu hiệu sắp sinh con so: các mẹ đọc tại bài viết này nhé, nó cũng hoàn toàn giống như các dấu hiệu sinh con lần hai, hoặc ba… “Cách nhận biết: Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bé chính xác nhất”
5 Bí kíp để các mẹ sẵn sàng chuẩn bị sinh con đầu lòng
1. Chuẩn bị đồ cần thiết để mang vào viện
Lúc này, chúng ta không còn bỡ ngỡ như lúc ban đầu phải tìm chọn, mà các bố các mẹ đã chuẩn bị đồ sơ sinh trước đó sẵn sàng cho bé yêu, cũng như là tư trang cho mẹ khi chuẩn bị đồ sinh và sau khi sinh. Có thể thời gian dự sinh sẽ sớm hơn lịch của bác sĩ nên lúc này các mẹ chuẩn bị tinh thần nhập viện bất kỳ lúc nào cùng với các món đồ chuẩn bị.
2. Thiết lập không gian cho bé
Bé khi mới sinh cũng cần một không gian nho nhỏ và tuyệt đẹp để bé có thể nằm cạnh bố mẹ, bé có thể chơi ngoan và ngủ ngon giấc hơn. Bố mẹ chuẩn bị cũi và nôi cho bé chưa? Và đặc biệt là các yếu tố có hại cho bé, các đồ dùng trong nhà dễ làm ảnh hưởng đến trẻ: các vật sắc nhọn, không gian rộng, ổ cửa khi mà lúc bé đang tập bò và lớn dần.
3. Chuẩn bị với sự thiếu ngủ, xuống sắc
Mẹ xác định ngay từ đầu khi chào đón con, mẹ sẽ phải bỏ qua tất cả sự chăm sóc cá nhân bản thân như trước mà tất cả tình cảm dành cho con, mẹ chuẩn bị với những cơn thiếu ngủ chưa? Bởi thời kì đầu của bé, bé ngủ ngày thức đêm sẽ rất quấy mẹ và khóc nhè khiến bạn phải vật lộn với lịch sinh hoạt mới. Đi kèm với sự mất ngủ cùng với đó là nhan sắc của mẹ sẽ không còn được như xưa, mẹ nên chấp nhận và cải thiện sau khi bé cứng cáp.
4. Tâm lý vững vàng
Hầu hết trước và sau khi sinh các mẹ đều phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, không nên lo lắng trước khi sinh sẽ ảnh hưởng đến bé và quá trình sinh. Trong quá trình sinh bé, cần cố gắng hết sức để có sinh bé nếu mẹ không muốn mổ, đó là cả sự cố gắng hết sức từ mẹ. Sauk hi sinh mẹ cần mạnh mẽ hơn về tâm lý.
5. Cần mạnh mẽ
Quá trình sau sinh là một chuỗi ngày dài ở cữ, mẹ sẽ phải gác lại mọi công việc hàng ngày trước đó để thay đổi một thói quen sinh hoạt mới dành cho bé, và những công việc không tên khác. Đặc biệt không ít mẹ, mà hầu như “trầm cảm sau sinh” dẫn đến tình trạng stress kéo dài không tốt cho mẹ, mẹ cần mạnh mẽ và chia sẻ đối với người thân, chồng bạn và các diễn đàn mẹ và bé.
Các mẹ mang thai lần đầu không nên lo lắng khi chuẩn bị sinh con so. Chỉ cần trên 36 tuần mà các mẹ thấy hiện tượng chuyển dạ thì đến gặp bác sĩ và làm thủ tục nhập viện. Các yếu tố tâm lý ở giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ quyết định tất cả nên các mẹ vững nhé.