0

Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Lịch sử – Giáo án môn Sử lớp 6 cả năm

Share

* Hoạt động 1: 8p

– GV trình bày theo SGK.

? Có phải ngay từ khi xuất hiện con người, cỏ cây, loài vật xung quanh ta đẫ có hình dạng như ngày nay không?.

(Cỏ cây: hạt -> cây bé -> lớn.

Con người: vượn -> người tối cổ -> người tinh khôn …)

GV: Sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước mà chúng ta thấy, đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi nghĩa là đều có 1 quá khứ => quá khứ đó là lịch sử.

? Vậy em hiểu lịch sử nghĩa là gì?

– HS trả lời:

– GV: ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học tập LS loài người, từ khi loài người xuất hiện trên trái đất (cách đây mấy triệu năm) qua các giai đoạn dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột, dần dần trở thành văn minh tiến bộ và công bằng.

? Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và LS của XH loài người.?

(- Lịch sử của 1 con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.

– Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một XH cũ bằng một XH mới tiến bộ và văn minh hơn.)

– GVKL: Lịch sử chúng ta học là lịch sử xã hội loài người, tìm hiểu về toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

Xem Thêm:   Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm

GV giảng tiếp theo SGK.

– GV: Vậy chúng ta có phải học lịch sử không? Và học LS để làm gì…

* Hoạt động 2: 15p

GV hướng dẫn HS quan sát kênh hình 1- SGK và trả lời.

? So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

(Khung cảnh, lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do XH loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn..)

? Vậy chúng ta có cần biết không? Tại sao có sự thay đổi đó.

(Cần biết: Quá khứ, tổ tiên, ông cha ta, DT mình sống như thế nào? Có sự thay đổi đó là do bàn tay khối óc của con người làm nên…)

– GVKL: Không phải ngẫu nhiên có sự thay đổi đó mà phải trải qua những thay đổi theo thờp gian XH tiến lên, con người văn minh hơn, cùng với sự phát.triển của KH công nghệ…con người tạo nên những sự thay đổi đó.

? Theo em, học lịch.sử để làm gì?

– HS trả lời:

? Gọi HS lấy VD trong cuộc sống gia đình, quê hương, để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử

Xem Thêm:   10 công thức món súp dễ làm, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

– GVKL: Học lịch sử không chỉ biết được cội nguồn của tổ tiên ông cha mình, mà còn biết những gì loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng XH ngày nay.

– Môn LS có ý nghĩa quan trọng đối với con người, chúng ta học lịch sử là rất cần thiết. Vậy dựa vào đâu để biết và dựng lại LS…

* Hoạt động 3: 13p

– GV: Thời gian trôi qua song những dấu tích của gia đình, quê hương vẫn được lưu lại.

? Vì sao em biết được gia đình, quê hương em ngày nay.

(Nghe kể, xem tranh ảnh, hiện vật…)

– GV cho HS quan sát H2.

? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu quốc tử giám làm bằng gì.?

(Bằng đá)

– GV: Nó là hiện vật người xưa để lại.

? Trên bia ghi gì.

(Trên bia ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ và năm đỗ của tiến sĩ.)

– GV khẳng định: Đó là hiện vật người xưa để lại, dựa vào những ghi chép trên bia đá, chúng ta biết được tên tuổi, địa chỉ, công trạng của tiến sĩ.

– GV yêu cầu HS kể chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” hay “Thánh Gióng”.

(Lịch sử ông cha ta phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.)

– GV khẳng định: Câu chuyện này là truyền thuyết được truyền miệng từ đời này qua đời khác (từ khi nước ta chưa có chữ viết) sử học gọi đó là truyền miệng.

Xem Thêm:   Mách bạn bí quyết làm món nem cuốn ngon đơn giản

? Căn cứ vào đâu để biết được lịch sử?

– GVCC bài: lịch sử là một khoa học dựng lại những hoạt động của con người trong quá khứ. Mỗi chúng ta phải học và biết lịch sử. Phải nắm được các tư liệu Lịch sử.

– GV giải thích danh ngôn: “LS là thầy dạy của cuộc sống”.

1/ Lịch sử là gì.

– Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

– Lịch sử là 1 khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.

2/ Học lịch sử để làm gì.

Để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình, để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.

Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.

3/Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử.

– Dựa vào 3 nguồn tư liệu:

+ Truyền miệng (các chuyện dân gian.)

+ Hiện vật (những di tích, di vật, cổ vật người xưa để lại.)

+ Chữ viết (các văn bản viết.).

5/5 - (857 votes)