TIẾT 1
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động mới
b. Phương pháp: Trò chơi
c. Cách tiến hành:
HS vận động theo hiệu lệnh của GV (Khi thao tác mẫu, GV đứng cùng chiều với HS hoặc chọn 1 em HS nhanh nhạy, đưa tay đúng theo hiệu lệnh): đưa tay sang trái, đưa tay sang phải, vỗ tay bên trái, vỗ tay bên phải, vỗ tay lên trên…
* HOẠT ĐỘNG 2: BÀI MỚI VÀ THỰC HÀNH
1. Bài mới
a. Mục tiêu: HS nhận biết và nói đúng vị trí cần dùng.
b. Phương pháp: Thảo luận
c. Cách tiến hành
– Tìm hiểu bài: HS quan sát tranh, GV giúp các em nhận biết và chọn đúng từ cần dùng (phải – trái đối với bản thân, trên – dưới, trước – sau, ở giữa) đề mô tả vị trí giữa các đôi tượng.
– Tìm cách làm bài: HS làm việc theo nhóm đôi, nêu vị trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn nhỏ trong tranh (dựa vào trái, phải của bản thân).
– Khuyến khích nhiều HS trình bày.
Ví dụ:
· Máy bay ở trên, tàu thuỷ ở dưới.
· Bạn trai đứng bên phải, bạn gái đứng bên trái.
· Xe màu hồng chạy trước, xe màu vàng chạy sau, xe màu xanh chạy ở giữa.
· Kiểm tra: HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn.
Lưu ý, HS có thể nói vị trí máy bay và đám mây, …
GV chốt (có thể kết hợp với thao tác tay): trái – phải, trên – dưới, trước – sau, ở giữa (Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp cho HS).
2. Thực hành – trải nghiệm để khắc sâu kiến thức
a. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức của các em học sinh
b. Phương pháp: Trò chơi, thảo luận
c. Cách tiến hành:
v HS tham gia trò chơi: Cô bảo
– GV dùng bảng con và l hình tam giác ( hoặc DCTQ) đặt lên bảng lớp, HS quan sát rồi nói vị trí.
– Ví dụ: GV: Cô bảo, cô bảo
– HS: Bảo gì? Bảo gì?
– GV: Cô bảo hãy nói vị trí của hình tam giác và bảng con.
– HS đặt theo yêu cầu của GV.
v Vào vườn thú (tích hợp an toàn giao thông)
– GV đưa biển báo hiệu lệnh và giới thiệu tên gọi (rẽ trái, rẽ phải) – HS lặp lại.
– GV thao tác mẫu (vừa chỉ tay, vừa nói) và hướng dẫn HS thực hiện.
– Ví dụ: Rẽ phải đến chuồng voi trước,…
– Liên hệ: Em hãy chỉ đường về nhà em hoặc đường về nhà người thân…
TIẾT 2
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1.Mục tiêu:
– GV giúp HS xác định bên trái – bên phải (bằng cách yêu cầu HS giơ tay theo lệnh của GV).
– GV giúp HS nhận biết cần dùng từ ngữ nào để mô tả vị trí.
2. Phương pháp: Thực hành, thảo luận
3. Cách tiến hành:
BT1: Quan sát rồi nói về vị trí
v HS tập nói theo nhóm đôi.
– HS trình bày.
Ví dụ: Bên phải của chú hề màu đỏ, bên trái màu xanh.
Tay phải chú hề cầm bóng bay, tay trái chú hề đang tung hứng bóng.
Quả bóng ở trên màu xanh, quả bóng ở dưới màu hồng.
– HS nhận xét.
v HS có thể trình bày
– Con diều ở giữa: màu xanh lá.
HS có thể trình bày thêm:
– Con diều ở bên trái: màu vàng.
– Con diều ở bên phải: màu hồng.
BT2: Nói vị trí các con vật
– HS có thể trình bày
a) Con chim màu xanh ở bên trái – cơn chim màu hồng ở bên phải.
b) Con khi ở trên – con sói ở dưới.
c) Con chó phía trước (đứng đầu) – con mèo ở giữa (đứng giữa) – con heo phía sau(đứng cuối).
d) Gấu nâu phía trước – gầu vàng phía sau.
IV. CỦNG CỐ
1. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.
2. Phương pháp: Trò chơi
3. Cách tiến hành
– GV tổ chức trò chơi Xếp hàng hoặc trò chơi quay phải, quay trái….
– HS tạo nhóm ba, một vài nhóm lên thực hiện trước lớp theo yêu cầu của GV:
– Xếp hàng dọc rồi tự giới thiệu (ví dụ: A đứng trước, B đứng giữa, C đứng sau).
– Mở rộng:
Xếp hàng ngang quay mặt xuống lớp, bạn đứng giữa giới thiệu (ví dụ: bên phải em là A, bên trái em là C).
Nếu đúng, cả lớp vỗ tay.
V. HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ
1. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. Giúp học sinh kết nối thực tiễn với cuộc sống.
2. Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
3. Cách tiến hành
– Mỗi HS sưu tầm I đồ vật có dạng khối chữ nhật (khối hộp chữ nhật) và 1 đồ vật dạng khối vuông (khối lập phương). Ví dụ: vỏ hộp bánh, hộp thuốc, hộp sữa,….
– Lưu ý: ở mẫu giáo các em gọi tên khối hộp chữ nhật là khối chữ nhật và khối lập phương là khối vuông.
-Nhận xét