0

Chia sẻ lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1

Share

Do mang thai là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, đặc biệt là đối với những người mang thai lần đầu. Nên tiêm phòng khi mang thai gồm những loại vắc-xin nào và tiêm khi nào để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, tốt cho cả mẹ và con cũng đều cần được tư vấn đầy đủ từ những nguồn thực sự uy tín. Để giúp cho chị em thêm vững tin, caubinhan.com xin chia sẻ lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1 để các bà bầu trong bài viết sau:

Tại sao bà bầu cần phải tiêm phòng

Việc tiêm phòng vắc xin giúp bà bầu chủ động trong phòng tránh bệnh tật thông qua đường tiêm hoặc uống để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sinh ra được các kháng thể chống lại rất nhiều bệnh nhiễm trùng. Việc tiêm phòng này không chỉ phòng tránh được bệnh cho mẹ mà còn giúp thai nhi tránh không mắc các bệnh truyền nhiễm ngay từ trong bụng mẹ và cả những tháng đầu sau sinh. Do đó, tiêm phòng trước mang thai và sau khi mang thai là rất cần thiết. Vì vậy, những chị em đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai nên tìm hiểu thêm về lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1 để biết lịch và những mũi tiêm nào là cần thiết trong giai đoạn này.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai

Bà bầu cần phải tiêm phòng trước khi mang thai và sau khi mang thai

Trước khi mang thai, chị em cần tiêm phòng những mũi nào?

Rubella

Tốt nhất là tầm 3 tháng trước khi mang bầu. Trường hợp tiêm phòng muộn khiến mẹ bị nhiễm bệnh Rubella thì trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ rất có thể sẽ bị sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Loại virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, và có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời.

Viêm gan B

Mẹ có thể tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong khi mang bầu đều được vì nếu mẹ không tiêm phòng và mắc bệnh viên gan B sẽ có thể lây sang con. Bệnh này có thể dễ dàng chuyển thành ung thư gan rất nguy hiểm.

Thủy đậu

Mũi tiêm phòng thủy đậu cần được thực hiện trước khi mang bầu tối thiểu 2 tháng do số trẻ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc dị tật cao. Khi mẹ mắc thủy đậu có thể chuyển virus gây bệnh sang cơ thể con khi sinh nở.

Cúm

Tiêm phòng cúm lúc nào cũng được trước khi mang thai vì nếu mẹ bị cúm 3 tháng đầu mang thai cũng có thể khiến con mắc một số dị tật. Nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bà bầu vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ do vaccine phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virus đã chết nên an toàn cho bà bầu.

Sởi

Tiêm phòng sởi là rất cần thiết vì nếu mẹ mắc sởi khi đang mang thai có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc khiến con sinh ra có nguy cơ dị tật cao.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai 3

Bà bầu cần tiêm ngừa các bệnh trong đó có sởi, viêm gan B…

Quai bị

Virus quai bị có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy tế bào trứng nên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nếu mẹ bị quai bị thì nguy cơ dẫn đến dị tật bẩm sinh cho bé, sinh non và thai chết lưu là rất cao. Đặc biệt là khi mẹ bị nhiễm nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung

Nếu bạn đang dưới 26 tuổi và đang suy nghĩ đến việc tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung thì cần lưu ý rằng loại vaccine này gồm 3 mũi kéo dài trong 6 tháng, nếu bạn mang thai thì không thể tiếp tục. Do đó, hãy tính toán thời gian sao cho phù hợp khi định tiêm mũi này trước khi có bầu.

Virus viêm gan A

Virus viêm gan A tuy không gây ra bệnh viêm gan mãn tính nhưng khi ở giai đoạn cấp tính sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn. Viêm gan A không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi nhưng gây ra nguy hiểm cho bà bầu nên bạn cần cho vào lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1.

Uốn ván

Bệnh uốn ván đặc biệt nguy hiểm vì có thể sẽ gây tử vong cho trẻ sơ sinh nên bà bầu cần tiêm vaccine ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 27-36 của thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bà bầu nên làm gì trong 3 tháng đầu?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, cần bổ sung dinh dưỡng cho mẹ đầy đủ bằng cách bổ sung thêm vitamin B6, viên sắt và acid folic. Nên ăn nhẹ bánh ngọt, mỗi lần 1 ít và chia thành nhiều lần trong ngày. Các loại kẹo bánh có gừng rất tốt để chống ói và mệt mỏi. Mẹ bầu không nên uống nước lạnh mà nên uống thật nhiều nước ấm mỗi ngày. Mỗi ngày nên dành ra tối thiểu 30 phút để tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy xe đạp…

Việc tiêm phòng sẽ giúp phòng tránh bệnh tật cho cả mẹ và bé, làm giảm nguy cơ sinh non, sảy thai và các dị tật, thậm chí tử vong ở thai nhi. Chính vì thế, trước khi có ý định mang thai, bạn cần nắm chắc được lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1 để được tiêm phòng kịp thời.

Xem thêm: Giải đáp bà bầu ho nhiều có sao không?

5/5 - (598 votes)
Xem Thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9