Table of Contents
Sau khi sinh, cơ thể mẹ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh để hồi phục nhanh sức khỏe và đồng thời mẹ cũng cần có nhiều sữa hơn để nuôi con bú.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ
Các món ăn cho mẹ sau sinh đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và lợi sữa
-
Các món ăn cho mẹ sau sinh để đảm bảo chất dinh dưỡng:
Thịt gà, cá, xương sườn, thịt bò: Chứa nhiều protein, canxi, photpho là những thực phẩm hoàn toàn đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho mẹ sau sinh nhanh phục hồi sức khỏe
Thực phẩm chứa tinh bột: sau sinh các thực phẩm tinh bột này rất cần thiết cho cơ thể, sau sinh cơ thể mẹ mất một nguồn năng lượng đủ để bù đắp, các mẹ không sợ béo nhé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng một số loại thực phẩm tinh bột khác như: mỳ, bánh mỳ, khoai tây…
Thực phẩm mang hàm lượng chất béo: các mẹ nên hạn chế ăn nhiều vì lúc này cơ thể chưa hoạt động nhiều nên nếu ăn nhiều chất béo sẽ gây nên tích tụ nhiều mỡ và khiến cơ thể mập lên sẽ khó lấy lại vóc dáng trước khi sinh. Hạn chế ăn các món chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Các loại trái cây và rau xanh: các mẹ nên tích cực ăn nhóm thực phẩm này, bởi cơ thể rất cần cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết để dễ tiêu hóa, tránh táo bón và đồng thời giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể.
Chất sắt: để đẩy nhanh qúa trình phục hồi của cơ thể và làm tan máu bầm sau sinh. Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt: lòng đỏ trứng gà, đậu hũ, tôm, cá, mực, súp lơ…
Nước uống và sữa: Nước giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn đồng thời sữa giúp cung cấp canxi và các khoáng chất cần thiết có lợi cho bầu sữa mẹ.
-
Những thực phẩm có tác dụng lợi sữa tốt cho mẹ sau sinh:
Móng giò heo: gọi là trư đề, có tác dụng bổ huyết thông sữa, rất tốt cho bà mẹ sau sinh thiếu sữa.
Gạo nếp: gọi là nhu mễ, có vị ngọt, tác dụng làm mạnh tỳ vị, làm mạnh phổi, dễ tiêu hóa, cũng rất tốt cho mẹ để lợi sữa
Thịt cá mực: gọi là ô tặc ngư nhục có vị ngọt mặn, tác dụng bổ trung ích khí, rất tốt cho cơ thể bà bầu về chất dinh dưỡng.
Nếu các mẹ mà có sữa nhưng nhưng bị tắc: bầu vú đau nhức nên dùng rau bợ nước rửa thật sạch, giã nát và đắp vào vụ. Hoặc có thể dùng rau diếp đắp lên vú cũng rất tốt.
Xem thêm: Gợi ý cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì
Tuy nhiên, các mẹ sau sinh cần lưu ý:
- Trong sinh hoạt hàng ngày, nên tránh nắng nóng và gió lạnh.
- Có một tâm lý thoải mái, không lo lắng, buồn phiền.
- Thường xuyên xoa ấm vùng bụng quanh rốn
- Vận động, xoa bóp, tay chân để cho hoạt động lưu thông máu tốt hơn
- Thức ăn cay nóng hoặc quá chua: sẽ gây ảnh hưởng cho cơ thể, và khiến mùi vị của sữa thay đổi khiến bé khó hấp thụ.
- Thức ăn tươi sống và tính hàn: hải sản, ốc tuyệt đối không nên ăn cho đến khi hệ tiêu hóa của mẹ ổn định hoàn toàn
- Súp lơ: Các chuyên gia khuyến cáo các mẹ nuôi con nhỏ không nên ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng bởi nó sẽ khiến bé bị kích thích, dễ cáu kỉnh, dầy hơi và đi ngoài.
- Tỏi: nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu. Một số trẻ sơ sinh sẽ nhạy cảm cảm giác khó chịu, và sẽ bỏ bú.
- Lạc: Nên hạn chế việc ăn thực phẩm này vào trong thực đơn hàng ngày, vì nếu trẻ dị ứng lạc từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban và khó thở.
- Các sản phẩm từ bắp: dị ứng ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, một số thành phần trong ngô có thể xâm nhập vào sữa mẹ và sẽ khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng.
Để mẹ có một cơ thể khỏe mạnh với nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ cần thiết cho cơ thể trong quá trình nuôi con, lời khuyên từ chuyên gia dành cho các mẹ nên biết hạn chế ăn những thực phẩm không có lợi cho cơ thể, mà nên ăn các thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, có hàm lượng năng lượng tốt để bé có thể hấp thụ và có đầy đủ chất cho sự phát triển toàn diện.
Xem thêm: Danh sách những loại quả tốt cho bà bầu trước và sau mang thai