Table of Contents
Đối với các mẹ sinh lần đầu thì việc phân vân dấu hiệu đau đẻ như thế nào? Dấu hiệu chuyển dạ giả hay thật như thế nào? Đến thời điểm cuối tuần 37 các bà mẹ đang lo lắng tâm lý để chuẩn bị sinh con, ở bài viết này chúng tôi đề cập đến 10 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bé giúp các mẹ đọc và hiểu, sẵn sàng tốt hơn kiến thức để chào đón bé yêu mẹ tròn con vuông
10 Dấu hiệu chuyển dạ thực sự mẹ nên đọc
1. Dấu hiệu bụng bầu tụt xuống, sa bụng
Trong vài tuần trước khi chuẩn bị sinh con, các mẹ dễ dàng nhận thấy dược dấu hiệu bụng bầu tụt xuống thấp, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu, đối với các mẹ sinh lần 2 thì dấu hiệu bụng bầu tụt xuống trước khi sinh sẽ không có những dấu hiệu như sinh lần 1, lý do là bởi cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở rộng từ lần sinh đầu tiên.
Để nhận biết bụng bầu đã tụt xuống chưa? Mẹ có thể quan sát phần ngực có còn chạm với phần bụng trên không? Nếu ngực không chạm với phần bụng trên thì em bé đã tụt xuống phía dưới, chúc mừng các mẹ đó là dấu hiệu các mẹ sắp được gặp bé rồi đó, chuẩn bị tinh thần nhé.
2. Dấu hiệu cổ tử cung bắt đầu mở
Khi các mẹ chuẩn bị đến những ngày sinh nở, một dấu hiệu nữa diễn ra song song với dấu hiệu thứ nhất đó là việc tăng tiết dịch ở âm đạo. Lý do đó là cổ tử cung bắt đầu mở dần và việc tiết dịch âm đạo sẽ làm cổ tử cung mềm, giúp mẹ sinh nở dễ dàng và thuận lợi.
Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh
3. Dấu hiệu đau lưng
Những ngày gần sinh, các mẹ thường cảm thấy bị đau lưng phần dưới dữ dội. Nhưng các mẹ không nên lo lắng quá khi cơn đau dữ dội, có thể sẽ bị lầm tưởng là dấu hiệu của việc chuyển dạ giả nhưng đây là triệu chứng hết sức bình thường. Nếu cơn đau kéo dài, thì các mẹ có thể nghe tư vấn từ bác sĩ.
4. Dấu hiệu đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang của mẹ tăng lên. Lúc này, các mẹ nên nhớ không nên nhịn tiểu vì sẽ làm khó chịu cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến bé nhé. Cùng với dấu hiệu đi tiểu, bên cạnh đó là dấu hiệu tiêu chảy, các cơ trong tử cung giãn ra điều này đồng thời làm toàn bộ phần cơ thể được nghỉ ngơi cả bao gồm vùng trực tràng. Chính điều này, làm mẹ sẽ đi tiêu lỏng hơn. Các mẹ cố gắng vượt qua những dấu hiệu này nhé vì chúng ta sắp được gặp các bé yêu xinh xắn và tuyệt vời.
5. Dấu hiệu các cơn co thắt
Gần đến những tuần chuẩn bị sinh em bé, các cơn đau co thắt ở bụng rất dễ khiến các mẹ nhầm tưởng rằng việc mình chuẩn bị sinh em bé đang cận kề. Ở thời gian này, các mẹ nên tắm bằng vòi hoa sen nước ấm sẽ giúp mẹ bớt đau phần nào nhé. Co thắt Braxton-Hicks sẽ diễn ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh. Với các dấu hiệu nho nhỏ mách các mẹ phân biệt giữa dấu hiệu chuyển dạ thật và giả:
- Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
- Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
- Các cơn đau sẽ là phần lưng dưới rồi sau đó sẽ là bụng dưới và có ảnh hưởng đến chân sẽ dẫn đến sung, phù.
- Tiến trình co thắt: các cơn đau sẽ có chu kỳ từ 5-7 phút, đau đều đặn hơn, và khó chịu hơn.
7. Dấu hiệu xuất hiện dịch nhầy âm đạo
Trước ngày sinh, mẹ thường thấy tăng tiết dịch âm đạo nhiều hơn và đặc hơn, đây chính là chất nhầy trong cổ tử cung để kiểm soát bọc nước ối, ở thời điểm cuối thai kỳ chất nhầy ít đi, kèm theo đó là nước ối dễ dàng rò rỉ và vỡ hẳn. Chất nhầy ở thời điểm cuối thai kỳ khoảng trước một tuần, các mẹ sẽ thấy có một chất dịch màu hồng đỏ. Khi xuất hiện dấu hiệu chất nhầy màu hồng đỏ thì chứng tỏ cổ tử cung bắt đầu mở và việc các mẹ chuẩn bị sắp sinh trong 1-2 ngày nữa hoặc có thể là 1 tuần.
8. Dấu hiệu ngừng tăng cân hoặc sụt cân
Ở thời kỳ cuối thai kỳ, sẽ không còn tăng cân và thậm chí là các mẹ còn tụt cân. Các mẹ không nên lo lắng vì nó sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thai nhi của bé nhé. Việc ngừng tăng cân hay sụt cân là do nước nước ối giảm xuống để chuẩn bị cho mẹ được vượt cạn tốt hơn.
9. Cảm giác mệt mỏi
Lúc này, gần kề những tuần sinh bé các mẹ thường rất mệt, và buồn ngủ nhưng lại không ngủ được, lúc này thai kỳ đang phát triển và chuẩn bị những thời kỳ chuẩn bị chào đời cơ thể mẹ đang có những thay đổi. Lúc này các mẹ cố gắng, tranh thủ những lúc ngủ ngon chợp mắt để giữ gìn sức khỏe và không cảm giác khó chịu khi thiếu ngủ
10. Dấu hiệu vỡ ối
- Trong giai đoạn mang thai, em bé được bảo vệ trong bọc nước ối và việc dấu hiệu nước ối rò rỉ hay vỡ sẽ khiến các mẹ nghĩ ngay đến dấu hiệu sắp sinh đang cận kề.
Khi cần gọi bác sĩ
Những lưu ý đặc biệt dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bạn nên chú ý để có thể gọi bác sĩ ngay:
- Mẹ bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi nhưng không phải màu nâu hay hồng nhạt
- Mẹ bị vỡ nước ối, khi dịch chảy ra có màu xanh hay nâu thì đây có thể là phân su của bé, việc điều tiết thải ra của bé trong đời ngay trong bụng mẹ, nhưng sẽ nguy hiểm hơn khi bé hít hoặc ngậm được sẽ rất nguy hiểm
- Các cơn đau đầu, hoa mắt hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phủ trở nên nghiêm trọng đây là triệu chứng tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ
Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bé chính xác nhất, giúp mẹ có một cẩm nang kiến thức các dấu hiệu nhận biết, đồng thời giúp mẹ bớt lo lắng những ngày gần sinh. Có thể đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu sắp sinh cần thiết.
Trên đây là 10 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bé chính xác, bài viết được đăng tải trong chuyên mục thai kỳ và sinh nở. !
Chúc bạn sức khỏe !