caubinhan.com xin giới thiệu đến quý thầy cô Mẫu Bảng tham chiếu hướng dẫn đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học theo thông tư 22 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và được đăng tải ngay sau đây. Bảng tham chiếu hướng dẫn đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học là mẫu bảng biểu thể hiện các biểu hiện cụ thể được quan sát ở từng năng lực, phẩm chất của hcoj sinh như: năng lực tự phục vụ, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề, tự tin, trách nhiệm. Sau đây là nội dung chi tiết, mời quý thầy cô cùng tham khảo.
BẢNG THAM CHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH
Hướng dẫn: Dưới đây là những biểu hiện hành vi có thể quan sát thấy ở một học sinh
PH hãy đọc kỹ từng câu và đánh giá xem HS thực hiện ở mức độ nào?
(chỉ chọn 1 trong 3 mức độ)
1= Cần cố gắng (C) ; 2 = Đạt (Đ); 3 = Tốt (T)
Các năng lực và phẩm chất:
STT
Các biểu hiện cụ thể được quan sát ở từng năng lực, phẩm chất
Mức độ
1
2
3
Năng lực
I
Tự phục vụ, tự quản
1
HS tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn gàng sạch sẽ
2
HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân ở trên lớp, ở nhà
3
HS tự giác hoàn thành công việc được giao đúng hạn
4
HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
5
HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí
6
HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên
II
Hợp tác
7
HS có kĩ năng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ các bạn
8
HS tích cực tham gia vào các công việc ở nhóm/ tổ
9
HS dễ làm quen, dễ dàng kết bạn
10
HS biết nói lời cảm ơn khi người khác giúp mình một điều gì đó
11
HS tích cực, tự giác hoàn thành công việc được nhóm giao đúng hẹn
12
HS lắng nghe và dễ dàng thỏa thuận với các bạn trong nhóm
III
Tự học và giải quyết vấn đề
13
HS tự thực hiện được các nhiệm vụ học tập cá nhân, học tập theo nhóm
14
HS tự giác, chủ động hoàn thành các bài tập được giao đúng hẹn
15
HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học
16
HS vận dụng điều đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập
17
Để giải quyết một vấn đề, HS thường cố gắng đến cùng
18
HS chủ động nghĩ ra những cách khác nhau để giải quyết vấn đề
Phẩm chất
1
2
3
IV
Chăm học, chăm làm
19
HS tự giác tham gia làm các việc vặt trong nhà giúp bố mẹ
20
HS tự giác thực hiện những công việc được giao, không cần nhắc nhở
21
HS thể hiện sự chăm chỉ, sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp
22
HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học
23
HS chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học
24
HS nỗ lực hoàn thành các công việc được giao ở lớp, ở nhà đúng hẹn.
V
Tự tin, trách nhiệm
25
HS tự tin trong giao tiếp ứng xử với các bạn trong lớp
26
HS chủ động, tự tin trong các tình huống học tập và rèn luyện
27
HS thể hiện sự tự tin trong các cuộc thảo luận nhóm
28
HS luôn nỗ lực, có trách nhiệm trong học tập, rèn luyện bản thân
29
HS tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi, sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai
30
HS luôn được các bạn trong nhóm/lớp tin tưởng
VI
Trung thực, kỉ luật
31
HS thể hiện sự thật thà, ghét sự gian dối
32
HS luôn nói đúng về sự việc, không nói sai về người khác
33
HS tôn trọng cam kết, giữ đúng lời hứa
34
HS tôn trọng nội quy và thực hiện nghiêm túc quy định về học tập
35
HS tự giác, tập trung cho các nhiệm vụ học tập, không cần nhắc nhở
36
HS biết bảo vệ của công, không lấy những gì không phải của mình
VII
Đoàn kết, yêu thương
37
HS thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn, gắn kết trong nhóm
38
HS biết cách ứng xử, không gây mất đoàn kết trong tổ, lớp
39
HS không nói xấu bạn hoặc ganh ghét các bạn trong lớp
40
HS yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em
41
HS yêu trường, lớp, biết ơn thầy giáo, cô giáo
42
HS yêu thương bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn
Cách đánh giá với từng năng lực, phẩm chất:
Lượng hóa kết quả đánh giá từng năng lực, phẩm chất dựa trên mức độ thể hiện qua các câu cho các lần đánh giá giữa kì và cuối kì theo quy ước sau:
– Xếp vào nhóm TỐT nếu: ≥ 3/4 số câu đạt mức 3, không có câu nào ở mức 1;
– Xếp vào nhóm ĐẠT nếu: > 3/4 số câu đạt mức 2 hoặc 3
– Xếp vào nhóm CẦN CỐ GẮNG nếu: ≥ 1/4 số câu đạt mức 1.